TIỆN LỖ TRONG – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

TIỆN LỖ TRONG – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Tiện lỗ trong (internal turning) là nguyên công gia công tiện đường kính lỗ trong của phôi. Phần cán dao tiện dài và khả năng thoát phoi kém là hai trong số những thách thức khi tiện lỗ trong. Phần cán dao tiện dài có thể gây ra các vấn đề về độ lệch tâm và rung động. Rung động và khả năng thoát phoi kém có thể gây ra vỡ chíp tiện. Việc thoát phoi khó cũng có thể dẫn đến bề mặt lỗ gia công không đảm bảo độ chính xác và độ bóng.

Tiện lỗ có hai ứng dụng cơ bản là tiện lỗ thẳng dọc trục và tiện lỗ biên dạng.

1. Tiện lỗ thẳng dọc trục (Longitudinal turning):

Việc lựa chọn dao tiện lỗ bị hạn chế rất nhiều bởi đường kính và chiều dài lỗ của chi tiết được gia công (chiều sâu của lỗ với phần nhô ra của dao tiện). Nguyên tắc chung là chọn dao tiện lỗ là có phần nhô ra ngắn nhất và kích thước dao lớn nhất có thể.

Chọn dụng cụ đúng cho thao tác, áp dụng đúng và kẹp chặt một cách đúng đắn đều có tác dụng làm giảm nhỏ nhất độ lệch tâm và độ rung động của dụng cụ.

 

Hình dạng chíp tiện lỗ:

Khi tiện lỗ trong, sẽ thuận lợi khi sử dụng chíp tiện có góc sau dương (positive inserts), vì chúng có lực cắt thấp hơn so với chíp dao có góc sau bằng không hoặc âm (negative inserts). Góc mũi cắt nhỏ cũng như bán kính mũi nhỏ cũng góp phần làm giảm lực cắt.

Góc tiếp xúc:

Góc tiếp xúc ảnh hưởng đến hướng và độ lớn của các lực hướng trục và hướng tâm. Góc tiếp xúc lớn (góc dẫn nhỏ) tạo ra lực cắt dọc trục lớn. Trong khi góc tiếp xúc nhỏ (góc dẫn lớn lớn) tạo ra lực cắt hướng tâm lớn. Nên sử dụng góc tiếp xúc gần 90° (góc dẫn 0°) và không bao giờ nhỏ hơn 75° (góc dẫn < 15°).

Cán dao tiện lỗ thẳng:

Nếu có bậc trong chi tiết, hãy chọn dao tiện có góc tiếp xúc 91°–95° (góc dẫn -1° đến -5°). Chúng ta nên sử dụng chíp tiện hình tam giác T hoặc chíp tiện hình thoi kiểu D (góc mũi 55°).

Nếu cần góc cắt khỏe hơn, hãy chọn chíp tiện kiểu C (hình thoi góc mũi 80°).

Nếu không có bậc được gia công và các điều kiện ổn định, chúng ta có thể tăng năng suất bằng cách sử dụng chíp tiện vuông (chíp tiện S) với góc tiếp xúc 75° (góc dẫn 15°).

2. Tiện lỗ biên dạng (Profile turning):

Khi biên dạng bên trong, dao tiếp xúc với cả lực cắt hướng tâm và lực cắt tiếp tuyến. Các lực cắt hướng tâm sẽ làm lệch dao ra khỏi phôi và các lực tiếp tuyến sẽ đẩy dao hướng xuống và ra khỏi đường tâm.

Khi tiện các lỗ có đường kính nhỏ, điều đặc biệt quan tâm là góc sau của chíp dao phải đủ lớn để tránh tiếp xúc giữa dao tiện và thành lỗ.

Hình dạng chíp tiện:

Khi tiện lỗ biên dạng, các thông số cắt có thể thay đổi như chiều sâu cắt, bước tiến dao và tốc độ cắt. Góc mũi phù hợp lớn nhất của chíp tiện phải được chọn để có độ bền, hiệu quả chi phí và khả năng tiếp cận được các biên dạng cần gia công. Các góc mũi được sử dụng thường xuyên nhất là 55° và 35° (chíp tiện D và chíp tiện V).

Góc tiếp xúc:

Góc tiếp xúc và bán kính mũi chíp tiện là hai yếu tố quan trọng đối với khả năng tiếp cận được các biên dạng cần gia công. Biên dạng phôi phải được phân tích để chọn góc tương ứng phù hợp nhất.

Góc cắt sau giữa phôi và chíp tiện phải được duy trì ít nhất là 2°. Tuy nhiên, vì lý do chất lượng bề mặt gia công và tuổi thọ của dụng cụ, chúng ta nên sử dụng góc ít nhất 7°.

Cán dao tiện biên dạng lỗ:

Lựa chọn đầu tiên là dao tiện có góc đi vào 93° (góc dẫn -3°) và chíp tiện kiểu D (góc mũi dao 55°). Nếu cần gia công biên dạng có góc dốc lớn hơn, hãy sử dụng chíp tiện kiểu chữ V (góc mũi dao 35°).

Khi tiện những biên dạng bề mặt hoặc góc lượn nhỏ, chúng ta nên chọn dao tiện có góc tiếp xúc 107°–117° (góc dẫn -17° đến -27°).

One thought on “TIỆN LỖ TRONG – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *